Poster Quảng Cáo

Cách phân biệt xe Exciter 150 Việt Nam và Exciter 150 Thái Lan

Xe máy Exciter 150 nhập khẩu Thái Lan có khác biệt gì với Exciter 150 nội địa? Yamaha Exciter nhập nhẩu là hàng của Thái Lan. Xét về chất lượng, Exciter nhập khẩu có thể được đánh giá tốt hơn hàng trong nước, nhưng ở góc độ khác thì Exciter nhập khẩu chưa hẵn đã sánh bằng Exciter Việt, vậy xe máy Exciter nhập khẩu có khác biệt gì so với

Xe máy Exciter 150 nhập khẩu Thái Lan có khác biệt gì với Exciter 150 nội địa?

Yamaha Exciter nhập nhẩu là hàng của Thái Lan. Xét về chất lượng, Exciter nhập khẩu có thể được đánh giá tốt hơn hàng trong nước, nhưng ở góc độ khác thì Exciter nhập khẩu chưa hẵn đã sánh bằng Exciter Việt, vậy xe máy Exciter nhập khẩu có khác biệt gì so với hàng trong nước?

Exiter 150 nhập khẩu Thái Lan

Exciter là dòng xe số thể thao quen thuộc tại một số nước Đông Nam Á, với những tên gọi khác nhau như LC135 tại Malaysia, Jupiter MX tại Indonesia, Spark tại Thái Lan...

Tuy nhiên, trong lần ra mắt phiên bản 150 này, mẫu xe côn tay của Yamaha cũng được giữ nguyên tên gọi Exciter 150 tại Thái Lan. So với mẫu Exciter 150 ra mắt tại Việt Nam, phiên bản ra mắt tại Thái Lan không có sự khác biệt, gồm 3 màu sắc tùy chọn trắng-đỏ, đen-đỏ và xanh GP.

Yamaha Exciter nhập khẩu là mẫu xe của Yamaha được sản xuất tại Thái Lan với tên gọi là Spark. Mẫu xe này được đánh giá là khá giống Exciter 150 của Việt Nam, Tuy nhiên, vẫn có những chi tiết hoàn toàn không giống mẫu xe được sản xuất trong nước.

Exciter 150 Việt Nam

Về thiết kế cơ bản cả hai mẫu xe này không có nhiều khác biệt. Tuy vậy, điểm dễ nhận thấy đầu tiên là bộ tem xe có những nét đặc trưng, theo đó, màu xe Thái không hẵn bắt mắt bằng màu xe Việt (người Việt thường thích màu mè hoa lá cành hơn mà). Ở phần đầu xe, khác biệt lớn nhất là phần mặt nạ với mẫu Exciter nhập khẩu thì cụm đèn xinhan to hơn, ngược lại Exciter trong nước được “dấu” dưới phần mặt nạ tạo tính thể thao hơn.

Phần thân xe, Exciter nhập khẩu trông có vể thô hơn so với mẫu xe ở Việt Nam, theo đó Exciter Việt được thiết kế góc cạnh theo kiểu của những chiếc mô tô thể thao đặc trưng của Yamaha hơn. Đồng thời, mẫu Exciter nhập khẩu được trang bị thêm cần khởi động chân đạp.

Về phần đuôi xe, sự khác biệt lớn nhất giữa Exciter nhập khẩu và trong nước đến từ cụm đèn đuôi. Theo đó, mẫu Exciter trong nước có cụm đèn xinhan rời rất thể thao, đây là kiểu thiết kế của những chiếc mô tô thể thao phân khối lớn được áp dụng cho Exciter mới tại Việt Nam hiện nay.

Bản Exciter Camo

Về động cơ, chiếc Exciter nhập khẩu được trang bị động cơ 135 phân khối trong khi đó mẫu Yamaha Ecciter trong nước là 150 phân khối, do vậy, xét ở khía cạnh sức mạnh và tốc độ thì Exciter Việt “ăn đứt” hàng nhập ngoại. Tuy nhiên, về chất lượng, chắc chắn nhiều người sẽ đồng ý rằng Exciter nhập khẩu có độ bền và đầm hơn so với Exciter trong nước.

Về giá cả, tất nhiên mẫu xe Exciter nhập khẩu có giá bán cao hơn so với Exciter trong nước (tầm 76 triệu đồng so với tầm 46 triệu đồng).

>> Xem thêm: Sự chênh lệch giữa Xe Exciter 150 Thái Lan và Việt Nam

Hướng dẫn âm côn trên xe côn tự động như Exciter 150

Đối với người chơi xe côn tay thì âm côn là từ cực kỳ dễ hiểu nhưng đối với không ít người sử dụng xe bình thường thì âm côn là một từ khá mới lạ. Tuy nhiên, nếu biết sử dụng kỹ năng “âm côn” thì chiếc xe của bạn sẽ trở nên an toàn hơn rất nhiều.

Âm côn là gì: Âm côn (hay còn gọi là ép côn/cắt côn/ép số) là động tác cắt liên kết quay giữa bánh trớn (là bánh nối trực tiếp với trục khuỷu động cơ, là bánh chủ động) và hộp số thông qua bộ côn (gồm các lá bố mỏng kẹp giữa những lá thép, thường gọi dân gian là “nồi côn”).

Hướng dẫn âm côn trên xe côn tự động như Exciter 150

Có hai kiểu âm côn chính là: Cắt nửa và cắt hết

Mọi người đừng vội phán chuyện như là “cắt nửa thì côn còn dính, cắt hết thì côn mới hết dính hoàn toàn” hay là “cắt nửa mòn côn, cắt hết không mòn này nọ”… các kiểu, tại vì gọi cắt nửa cắt hết vốn chỉ để phân biệt 2 cách thôi!

Cắt hết:

Định nghĩa: Cắt hết nghĩa là dùng mũi chân giẫm hết luôn lên cần số (hoặc móc ngược hết cần số ra sau, hay là giẫm gót số hết cỡ).

Đặc điểm:

Âm côn bằng cách giẫm về phía trước, sau khi âm côn thì sẽ vào luôn số trên. VD: Đang chạy ở số 2, giẫm mũi chân về phía trước rồi giữ nguyên, khi âm côn xong nhả chân ra thì hộp số trả vào số 3.

Âm côn bằng cách giẫm về phía sau thì cũng giống như về phía trước, nhưng đi kèm là thay vì vào số trên thì nó sẽ trả về số nhỏ hơn, khó khăn hơn giẫm về phía trước ở chỗ là cần phải mớm thêm gia cho hợp tua máy, nếu không thì xe sẽ bị giật như kiểu đang đi 40km/h ở số 3 mà trả cái rụp về số 2 làm xe bị giật mạnh về phía sau.

Kinh nghiệm:

Xe đi số cao về số thấp sẽ hợp lí hơn, VD như khi cần giảm tốc chuẩn bị dừng đèn đỏ. Đang đi ở số 3 hay 4 thì âm côn để xe trôi dần đến vạch dừng, khi dừng lại rồi thì trả nốt về số 1.

Xe từ số thấp lên số cao thì ít dùng hơn, thường chỉ dùng để đổ dốc: tốc độ chậm trên đỉnh dốc, sau khi đổ dốc thì tốc độ tăng lên cho nên có tiện thì vào luôn số cao hơn.

Nhược điểm là: Khó canh để mớm ga cho phù hợp bước số khi đi ga lớn. VD như số 2 đi 30km/h mà âm côn về số 1, phải chờ cho xe giảm tốc còn khoảng 7km/h rồi mới nhả chân được. Do đó khi giảm từ 30km/h -> tầm 20km/h mà cần tăng tốc trở lại thì không còn cách nào khác, hoặc là chờ cho xe về còn 7km/h rồi nhả chân cho nó về số 1 rồi tăng tốc lại, còn không thì phải biết mớm ga vào để tăng tốc trở lại (cần phải cảm nhận được vòng tua máy nhé thì mới làm được trò này nhé, không thì xe sẽ bị giật đó).

Ban đầu thì âm côn kiểu trả số giữ luôn, tầm 1 tuần thì thuần thục thôi, sau đó cảm nhận được tua máy qua độ rung, độ gằn của máy để mớm ga cho phù hợp. Đi 60km/h ở số 3 mà lỡ âm côn, trả về số 2 ở tầm 50 -> 55km/h rồi mớm hết ga, sau đó nhả chân cho nó về luôn số 2 rồi vào lại số 3 để đi tiếp mà không gặp vấn đề gì.

Cách này cũng dùng để bứt tốc mạnh. Cụ thể là như đi số 3 ở 30km/h, đang muốn tăng tốc thật nhanh thì sẽ trả về số 2, sau đó nhồi cho tua máy cao hơn tua-máy-cần-để-trả-về của bước số 2, sau đó nhả từ từ cần số, khi côn dính trở lại cũng là lúc tốc độ xe bắt đầu tăng dần lên để hợp với tua máy. Đây là chiêu hay dùng để bốc đầu, nhưng thay vì buông ngay cần số để bốc đầu thì chỉ nhả từ từ cần số.

Cắt nửa:

Khái niệm: Cắt nửa nghĩa là dùng mũi chân (hoặc gót chân) để giẫm nhẹ lưng chừng lên cần số (hoặc gót số), nhớ là không giẫn hết cỡ! Chỉ giẫm khoảng một nửa thôi, không nhất thiết là phải giẫm quá sâu, chỉ cần giẫm sâu đến vị trí mà khi ta nhả ga rồi nhưng xe vẫn không giảm tốc là được.

Đặc điểm:

Xin nói luôn là đừng ai bảo ép côn kiểu này thì côn cắt không hết nhé, sẽ không có chuyện các lá côn chà sát lên nhau gây mòn là bố nồi côn đâu, có thể kiểm nghiệm ngay bằng cách:

Nếu như đạp mà không thấy trở lực (đạp cái tuột lút xuống luôn chứ không làm kịch kịch như khi đạp nổ máy bình thường) thì xác định là côn đã cắt rồi. Bởi vì nếu côn chưa cắt, cần đạp nổ sẽ nặng do trở lực nối vào trục khuỷu và piston vẫn còn, khi cắt côn rồi thì lực nối đó không còn nữa nên đạp phát tuột luôn.

Việc ép nhẹ này cũng giống như cách đi côn tay chỉ dùng 2 ngón tay (trỏ và giữa) để bóp côn đến khi đòn tay côn chạm vào các ngón còn lại (áp út và ngón út) thì họ đã nhả côn trở lại để vào nhanh số, không nhất thiết phải dùng cả 4 ngón để bóp hết côn. Tất nhiên sẽ có 1 điểm mà các lá côn bắt đầu tiếp xúc với nhau trước khia nhả hết côn, điểm đó được gọi là điểm tiếp xúc (Friction Point), là thời điểm áp suất giữa các lá côn bắt đầu tăng dần lên đến khi dính chặt vào nhau.

Cắt nửa so với cắt hết thì tác động vào lá côn cũng tương tự như nhau, không có chuyện ép nửa thì côn ko cắt hết nên gây ma sát đâu nha. Đừng quá lo lắng chuyện cắt hết hay không hết.

Cắt nửa có ưa điểm hơn cắt hết là không lo việc phải mớm nhiều ga như khi cắt hết (trả từ số cao về số thấp), từ đó thì không cần lo lắng nhiều khi phải tính toán là nên ép số lên hay ép số xuống

Lưu ý quan trọng quyết định đó là việc phải đảm bảo cho khi đang âm côn, chân phải giữ thật chặt. Nhiều khi đang âm côn mà gặp ổ gà nó thụt 1 phát, vì bàn chân không có điểm tựa (do phải gìm chân sao cho vừa cắt côn mà vừa không vào số) nên cần số dễ bị giãy lên hoặc giãy xuống, làm cho mình không kịp mớm ga mà côn đã dính lại thì xác định là làm giật xe, hoặc là làm hộp số vào luôn số khác. Điều này thì là điểm trừ cho cắt nửa so với cắt hết, vì khi cắt hết thì chân chỉ cần đè chặt lên cần số, do đó khi qua ổ gà chỉ cần đè chặt lên cần số sao cho không bị giãy lên là được.

Ngoài lề:

Từ lâu thì nguyên tắc cắt côn vốn cũng chỉ chủ yếu là chuyển số và giữ cho máy không bị tắt khi tua máy về galanti (tốc độ cầm chừng), nhưng về thực tế thì cắt côn cũng trở thành một thú vui của các tay nài. Họ thích lướt đi thật êm, thật nhẹ ở tốc độ cao, bỏ lại tiếng máy nổ ở sau lưng, thích lắng tai nghe tiếng gió vùn vụt đệm vào tiếng sên lịch xịch mạnh mẽ.

Có nhiều vấn đề cũng như các tác hại mà việc đi xe máy âm côn gây ra, đặc biệt là ở xe số tự động, bởi vì như đã nói trên, côn ở xe số tự động vốn chỉ để vào số thôi (việc giữ máy ở galanti đã có bố nồi 3 càng đảm nhiệm). Từ đó để có được cảm nhận thích thú như nói trên thì cũng có cách, nhưng với những cách đó sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến các chi tiết máy, nhất là bộ côn.. Đừng quá quan tâm đến chuyện vấn đề gì sẽ xảy ra với chiếc xe khi mình âm côn, đằng nào thì chiếc xe cũng cần phải được bảo trì thường xuyên để tránh hỏng vặt, sẽ chẳng ai tiếc vài ngày trong tuổi thọ của các lá côn hay vài trăm nghìn thay những lá côn mới để thỏa mãn sở thích lướt đi nhẹ nhàng trên chiếc xe máy của mình.

Lời kết: Quan trọng nhất là chạy xe như thế nào cho an toàn, thế nên để có thể vừa thỏa mãn sở thích mà vừa an toàn thì tốt nhất là nên tập luyện thật rành trước khi áp dụng thực tế khi tham gia giao thông.

Giúp bạn phân biệt, lựa chọn loại dầu nhớt tốt nhất cho xe côn tay

Để phân biệt, lựa chọn loại dầu nhớt tốt nhất cho chiếc xe của mình không phải là điều ai cũng biết khi trên chai dầu có quá nhiều thông số để tìm hiểu.

Giúp bạn phân biệt, lựa chọn loại dầu nhớt tốt nhất cho xe côn tay

Trong động cơ, dầu nhớt có nhiều tác dụng như bôi trơn, làm mát, làm kín, làm sạch, chống gỉ… Tuy nhiên, tác dụng lớn nhất vẫn là giảm ma sát giữa các bộ phận trong động cơ nên độ nhớt là chỉ tiêu quan trọng nhất khi nói đến chất lượng của nó.

Độ nhớt của dầu thay đổi theo nhiệt độ, tức là sẽ đặc lại khi nhiệt độ xuống thấp và ngược lại sẽ loãng ra khi nhiệt độ tăng.

Cấp nhớt (phẩm chất nhớt) là gì?

Theo tính năng cấp chất lượng, các nhà sản xuất lại thống nhất phân theo tiêu chuẩn của Viện dầu khí Hoa Kì API (American Petroleum Institute) Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là chữ “S” đầu ví dụ: SA, SB, SC, SE, SF, SG, … cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc) .

Tìm hiểu các loại dầu nhớt cho xe máy

Còn các dầu nhớt thông dụng cho xe máy thường là SF và SG. API cho động cơ diesel ký hiệu là chữ “C” đầu ví dụ: CA, CB, CC, CD, … Người ta vẫn thường gọi chỉ số này là Phẩm chất nhớt hay Cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của các chi tiết máy xe đời mới. JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản.

Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO “FC”. Theo độ nhớt động học cho dầu động cơ của Hiệp Hội Kỹ sư ô tô SAE (Society of Automotive Engineers) đưa ra. Cấp độ nhớt SAE biểu thị cho độ đặc loãng của dầu nhớt. Đây cũng là cách phân loại đơn giản và phổ biến mà ta hay thấy trên tất cả các nhãn chai.

Có 2 loại dầu cơ bản như sau: Dầu đơn cấp và Dầu đa cấp.

Dầu đơn cấp

Loại dầu đơn cấp thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, máy tĩnh tại… thường có ký hiệu như SAE 30, SAE 40, SEA 50… Ở đây ta hiểu số đứng sau “SAE” càng lớn có nghĩa là nhớt càng đặc và khả năng bôi trơn càng tốt.

Các loại nhớt đơn cấp chỉ bảo đảm là đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao còn khi nhiệt độ xuống thấp thì có thể quá đặc gây khó khăn cho việc khởi động và bôi trơn đến các bộ phận khác của động cơ.

Dầu đa cấ

Để khắc phục nhược điểm trên người ta dùng nhớt đa cấp, vừa bảo đảm độ nhớt phù hợp để bôi trơn tốt động cơ ở nhiệt độ cao vừa bảo đảm nhớt không quá đặc ở nhiệt độ thấp nhằm giúp xe dễ khởi động và vận hành.

Dầu thô sau khi được chưng cất, nhà sản xuất sẽ thêm các chất phụ gia khiến cho nó thích nghi với điều kiện nhiệt độ tốt hơn so với dầu đơn cấp (cho phép trong khoảng -300C đến 60, 700C).

Sau chữ SAE trên bình nhớt là những kí hiệu như 5W30, 10W40, 20W50…Lấy số đứng trước chữ “W” trừ đi 30 là nhiệt độ mà dầu động cơ đó có thể khởi động lúc lạnh, chữ số càng nhỏ thì biên độ nhiệt cao giúp xe khởi động dễ dàng.

Còn chữ số đằng sau “W” càng lớn thì nhớt càng đặc, càng nhỏ thì càng loãng. Ở Việt Nam thì chỉ có loại 15W hay 20W vì nhiệt độ thường không quá thấp và giá của 2 loại này cũng ở mức vừa phải. Ví dụ, 5W30 tức là loại dầu này sẽ khởi động tốt ở -25 độ C trở lên và khá loãng.

Phân biệt các loại dầu nhớt cho xe máy

Với các dòng xe mô tô phân khối lớn, có nhiều loại nhớt thường được dùng như: Shell Advance Ultra, Repsol Moto Racing 4T, Motul 300V, TOP 1 Evolution Moto, Liqui Moly VTwin…chất lượng các hãng nhớt uy tín phải bảo đảm đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật bởi các tiêu chuẩn SAE và API nên về cơ bản là tương đương nhau.

Tuy nhiên mỗi sản phẩm của từng hãng có thể được thiết kế đặc biệt để mang lại lợi ích cho từng dòng xe khác nhau mà nhà sản xuất muốn hướng đến. Hiện tại thì Motul 300V, Repsol MotoRacing 4T, Shell Advance Ultra… được nhiều người ưa chuộng bởi chất lượng tốt và sự phù hợp với thời tiết nóng như Việt Nam.

Với xe cũ hoặc vận hành trong điều kiện đường xấu, nhiều dốc, ẩm ướt hoặc bụi bặm thì cần cần thay dầu sớm hơn. Xe chạy trong thành phố với chế độ chạy/dừng liên tục cần thay dầu thường xuyên hơn so với xe chạy đường trường tốc độ ổn định và nên dùng dầu loãng (chữ số sau W nhỏ: 15W20, 15W30 là tốt nhất để xe dễ khởi động sau khi dừng đèn giao thông.

Còn khi đi phượt nên chọn nhớt đặc hơn, khi máy nóng nhớt sẽ loãng ra là vừa, tránh hiện tượng “gào máy”.

Thay dầu là một trong những việc thường xuyên phải làm khi chăm sóc động cơ đối với những người đi ôtô, xe máy. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hiểu cặn kẽ về những tính năng, cũng như thông số ghi trên sản phẩm này. Và cách chọn lựa tốt nhất vẫn là dùng sách hướng dẫn sử dụng và sự tư vấn của các chuyên gia. Tùy theo điều kiện làm việc của động cơ theo số km, khí hậu và nhiệt độ môi trường mà bạn có thể chọn loại dầu nhớt tốt nhất.

Tham khảo thông tin mua bán xe Exciter 150 nhanh chóng, được giá ở đâu?

Tham khảo đầy đủ các giá xe Exciter 150 từ cộng đồng mua bán chuyên nghiệp tại Muabannhanh.com - Xem ngay:  Exciter 150

Nguồn: http://muabannhanhxemay.com/cach-phan-biet-xe-exciter-150-viet-nam-va-exciter-150-thai-lan/44230